Tam thất rừng - Những củ sâm quý như vàng ròng trên núi

Đăng bởi Hải Loan

20/02/2024 13:45

Trong bức tranh muôn màu của thiên nhiên, rừng già bao phủ lưng chừng núi cao luôn là nơi hấp dẫn và bí ẩn. Giữa những dòng suối mát, những khúc quanh đá nhô cao, nơi đây chứa đựng những “kho tàng” thiên nhiên vô giá. Trong đó, "Tam Thất Rừng" hay còn được ví như những củ sâm quý như vàng ròng trên núi với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.

z5172967810165-75c94c1b6440de649700bfdcfa338375-1708409949.jpg

Tam thất rừng - Dòng sâm quý như vàng ròng trên núi - Củ càng khủng, càng già thì dược chất càng cao, giá trị kinh tế càng lớn.

Tam thất rừng, hay còn gọi với tên khác là sâm tiết trúc, là một trong những loại sâm quý hiếm có giá trị bậc nhất thế giới mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Đó chính là lý do mà có những củ tam thất rừng có giá trị kinh tế lên tới hàng trăm triệu đồng và có nhiều người săn lùng để mua.

Theo nghiên cứu của PGS.TS Phan Kế Long (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), nhận thấy sự tương đồng 100% giữa tam thất hoang và các mẫu sâm khi sử dụng công nghệ gene để xác định.

Cụ thể, cả 32 mẫu sâm tự nhiên (Panax TB) đều có mối quan hệ chặt chẽ với loài tam thất rừng (P.stipuleanatus) ở tỷ lệ trùng khớp là 99 - 100%. Mối quan hệ di truyền loài trong chi Panax cũng chỉ ra, chi Panax có cùng nguồn gốc tiến hóa.

PGS.TS Phan Kế Long cho biết thêmkết quả nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn. Các loài sâm của Hàn Quốc hay sâm Ngọc Linh của Việt Nam đều có chung nguồn gốc với tam thất rừng. Việc nghiên cứu hoạt chất, nâng cao giá trị của tam thất rừng cần được tính đến để bảo tồn loài thuốc quý hiếm này.

Nhận thấy những giá trị “vô giá” do tam thất rừng mang lại nên nhiều người không ngần ngại chi số tiền lớn để sở hữu những củ tam thất rừng có chiều dài “khủng” để về làm thuốc. Không giống với tam thất được trồng thường bán theo cân, tam thất rừng thường được bán theo củ, củ càng khủng, dáng càng độc lạ thì càng đắt đỏ vì chúng thuộc hàng siêu hiếm, may mắn lắm mới gặp và mua được.

Củ tam thất rừng nặng gần 1kg dòng lá tròn - lõi vàng rất giống sâm Ngọc Linh

Đã từ lâu, tam thất rừng được biết đến với những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Trong ngành y học cổ truyền Việt Nam, tam thất rừng được coi là vị thuốc quý, thân rễ của loài này được xem là dược liệu vô cùng quý với khả năng tăng cường thể lực, trí nhớ, giảm nguy cơ bị ung thư, bổ máu, tiêu sưng,… và nhiều tình trạng bệnh khác.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng, tam thất rừng chứa nhiều hợp chất chống oxi hóa giúp ngăn chặn quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, cũng như giúp cải thiện chức năng gan và thận.

z5172975019008-5903124f99ff0b75c2ec79d8ff7d0f07-1708409949.jpg

Saponin trong tam thất rừng có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, những nghiên cứu gần đây trên khắp thế giới đã làm sáng tỏ công dụng của saponin, một loại hợp chất tự nhiên có trong rễ và thân rễ của tam thất rừng trong việc hỗ trợ kìm hãm hoạt động của một số dòng tế bào ung thư. Saponin được biết đến với khả năng có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư một cách hiệu quả.

Các hoạt chất được phân lập trong thân rễ của tam thất rừng thu thập được ở Việt Nam như aglycone, oleanolic acid, panaxadiolm... đều có khả năng kháng ung thư, kháng viêm. Tác dụng này thông qua cơ chế kìm hãm sự hoạt động của tác nhân NF-ĸB truyền tín hiệu kích hoạt biểu hiện một số gene liên quan đến sự viêm.

Ngoài ra, saponin cũng có khả năng kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của tế bào ung thư và kích thích cơ chế tự tử tế bào ung thư, giúp loại bỏ các tế bào bất thường một cách tự nhiên. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư và cải thiện triệu chứng cho những người đang chịu điều trị.

z5172978062034-fe8c415e3eb243e04050d7ddcb133753-1708409949.jpg

Tam thất rừng là biểu tượng của sự quý giá và tinh túy của thiên nhiên.

Điển hình tại Việt Nam có nghiên cứu của bà Nguyễn Thị Ngọc Hương về sự hình thành rễ bất định ở tam thất hoang (PANAX STIPULEANATUS H.T.TSAI ET K.M.FENG) để thu nhận SAPONIN. Theo kết quả nghiên cứu của bà Hương:

- Mô sẹo từ thân rễ Tam thất hoang cần được nuôi với 2,4-D 0,5 mg/L tối thiểu 26 tuần để có thể tạo rễ trên môi trường tạo rễ chứa NAA 0,5 mg/L. Mô sẹo 4 tuần sau mỗi lần cấy chuyền có tỷ lệ lớn các tế bào kích thước 20 µm với lượng saponin tích lũy cao. Sự bổ sung TDZ 0,1 mg/L giúp gia tăng khả năng tạo rễ của nhóm mô sẹo loại này.

- Cuống lá in vitro cần được nuôi với NAA 5 mg/L tối thiểu 1 tuần và cần duy trì liên tục để tạo rễ với số lượng cao. Acid jamonic 2 mg/L giúp gia tăng sự tích lũy saponin tổng trong cả giai đoạn cảm ứng tạo rễ và tăng trưởng rễ.

- Hàm lượng acid oleanolic tích lũy nhiều trong mô sẹo có sơ khởi rễ và tăng dần khi rễ phát triển. Cao saponin toàn phần của rễ bất định từ mô sẹo có hoạt tính gây độc cho tế bào ung thư cổ tử cung dòng HeLa cao hơn mẫu rễ từ cuống lá.

Đọc thêm tại:

Nghiên cứu sự hình thành rễ bất định ở tam thất hoang (PANAX STIPULEANATUS H.T.TSAI ET K.M.FENG) để thu nhận SAPONIN

https://vnexpress.net/phat-hien-loai-tam-that-hoang-co-nguon-goc-nhu-sam-ngoc-linh-4335511.html

 

Hải Loan

Bạn đang đọc bài viết "Tam thất rừng - Những củ sâm quý như vàng ròng trên núi" tại chuyên mục SỨC KHỎE - Y TẾ.

Đọc các tin bài có liên quan tại trang https://nongthonvaphattrien.vn/