Nhóm học sinh nghiên cứu thành công ứng dụng công nghệ AI sáng tạo ra thiết bị phòng chống ngủ gật, đạp nhầm chân ga cho người lái xe an toàn

Đăng bởi Minh Trí

28/11/2023 15:30

Nguy cơ mất an toàn giao thông khi lái xe ngủ gật, đạp nhầm chân ga ngày càng gia tăng. Trước thực trạng này, nhóm học sinh trường… đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI sáng tạo thiết bị cảnh báo lái xe an toàn.

Lái xe an toàn - Mối quan tâm hàng đầu hiện nay

An toàn giao thông là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi người khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia giao thông nhiều người có tâm lý chủ quan, không lường trước được những rủi ro gây mất an toàn khi lái xe. Minh chứng là nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do tài xế ngủ gật, đạp nhầm chân ga, lệch làn đường… Khi tai nạn xảy ra không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng cho phương tiện và người điều khiển mà còn gây ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của những người xung quanh.

Trước thực trạng trên, mỗi người tham gia giao thông phải ý thức được trách nhiệm lái xe an toàn để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Ngoài tự ý thức trách nhiệm, việc nghiên cứu ra những thiết bị giúp cảnh báo lái xe an toàn cũng là một giải pháp thiết thực. Những thiết bị sẽ đóng vai trò nhắc nhở, cảnh báo người điều khiển phương tiện để hạn chế tối đa các tai nạn do các yếu tố chủ quan như ngủ gật, đạp nhầm chân ga, lệch làn đường..

Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI sáng tạo ra thiết bị phòng chống ngủ gật, đạp nhầm chân ga cho người lái xe an toàn.

Với mong muốn giảm thiểu những vụ tai nạn giao thông, nhóm học sinh gồm em Lê Thị Ánh Xuân học sinh lớp 9A4 và em Nguyễn Chung Huy học sinh lớp 8A1 các em đều là những học sinh của trường THCS Ninh Lai huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Dựa vào những kiến thức mà các em đã được học trên lớp và tìm hiểu trên các trang internet các em đã nghiên cứu đề tài ứng dụng công nghệ AI sáng tạo ra thiết bị phòng chống ngủ gật, đạp nhầm chân ga gây ra. 

AI là công nghệ hàng đầu hiện nay được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Công nghệ này không đơn thuần chỉ là một phần mềm máy tính là có khả năng nhận thức, suy nghĩ, lập luận và giải quyết các vấn đề với tốc độ nhanh và chính xác. Đặc biệt, công nghệ AI có khả năng xử lý hình ảnh để nhận diện khuôn mặt. Vì vậy, Lê Thị Ánh Xuân và Nguyễn Chung Huy đã xây dựng ý tưởng dựa vào công nghệ AI xử lý hình ảnh để đánh giá trạng thái của lái xe và đưa ra những cảnh báo cần thiết. 

Học sinh Lê Thị Ánh Xuân tại cuộc thi ý tưởng sáng tạo KHKT cấp trường.

Thầy giáo Đỗ Xuân Trường - Bí thư chi bộ, Hiệu Trưởng nhà trường chia sẻ: “Trong những năm qua nhà trường luôn cập nhật đổi mới phương pháp dạy học để các em học sinh được phát triển toàn diện đúng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đề ra. Nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi, giao lưu, toạ đàm với Nghệ nhân ưu tú vừa tạo sân chơi bổ ích và là dịp để các em rèn luyện sự tự tin và thể hiện những năng khiếu của bản thân.”

Thầy giáo Ma Chung Chinh - Phó Bí thư chi bộ, Phó Hiệu Trưởng nhà trường cho hay: “Trong những năm gần đây nhà trường thường xuyên tổ chức các nhằm khuyến khích học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Qua cuộc thi này, ngoài việc được nghiên cứu khoa học, các em còn có dịp thể hiện khả năng thuyết trình bảo vệ ý tưởng. Sản phẩm của các em cũng là một trong những ý tưởng được lựa chọn trong cuộc thi cấp trường. Nhà trường cũng đã phân công giáo viên giúp đỡ để hỗ trợ các em hoàn thiện. Biến những ý tưởng từ trên giấy thành những sản phẩm có ích phục vụ cho đời sống

Chia sẻ về sản phẩm mà chính mình làm ra. Hai em Lê Thị Ánh Xuân và Nguyễn Chung Huy vui vẻ chia sẻ rằng: Thiết bị của chúng tạo ra gồm camera, Raspberry Pi, HDMI Screen, Encoder, Arduino và speak. Trong đó:

Camera: Làm nhiệm vụ thu thập tín hiệu hình ảnh. 

Raspberry Pi: Làm nhiệm vụ như một máy tính AI, tiếp nhận hình ảnh, xử lý và đưa ra nhận định người tài xế có đang ngủ gật không? Việc đánh giá người điều khiển có đang ngủ gật không dựa vào việc phân tích các điểm trên gương mặt. Trong đó, tập trung chính ở phần 2 mắt. 

HDMI Screen: Làm nhiệm vụ hiển thị hình ảnh. 

Cảm biến Encoder: Làm nhiệm vụ nhận biết xe có đang di chuyển hay không. Arduino: Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu từ Encoder và Raspberry Pi để đưa ra lệnh điều khiển loa phát cảnh báo hay dừng. 

Speak: Là module âm thanh chứa loa được điều khiển bật tắt bởi Arduino.

Thầy giáo Nguyễn Đức Tân đang hướng dẫn các em đấu nối mạch điện tử

Chia sẻ sâu về sản phẩm, hai em chia sẻ, hiện nay trên thế giới chưa có hãng xe hay công ty sản xuất thiết bị phụ kiện nào sử dụng phương pháp này để đánh cảnh báo cho lái xe. Vì vậy, chúng em nghiên cứu đề tài này với mong muốn giúp tình trạng lái xe an toàn hơn, giảm thiểu tối đa những tai nạn do yếu tố chủ quan của người điều khiển. 

       Hai em học sinh đang nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm

Tính ứng dụng của đề tài nghiên cứu là hoàn toàn có khả thi. Các thiết bị ứng dụng công nghệ AI cảnh báo lái xe an toàn có thể lắp vào ô tô. Vì vậy, hy vọng với sự sáng tạo, quyết tâm của hai em, trong tương lai, chúng ta sẽ thấy được những thiết bị cảnh báo lái xe an toàn thực sự hữu ích góp phần vào việc giảm thiểu các tai nạn do tình trạng ngủ gật gây ra.

Minh Trí