Một số phương pháp giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể khi bị stress

18/11/2020 00:08

Khi bị căng thẳng, chúng ta thường rất dễ quên việc chăm sóc và cải thiện hệ thống miễn dịch để chúng có thể hoạt động tốt nhất dưới áp lực. Bằng cách chăm sóc tốt cho cơ thể, não cũng sẽ hoạt động tốt hơn. Điều này giúp chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn và điều hướng các tình huống stress nặng tốt hơn.

Nguyên nhân stress có thể gây ra bởi áp lực công việc, học tập, thi cử,..Stress có thể giúp tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng stress quá độ sẽ khiến cho người bệnh có suy nghĩ tiêu cực và thậm chí có thể gây hại cho chính bản thân mình. Một số dấu hiệu stress được biểu hiện qua:

 - Thể chất: Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực khó thở, buồn nôn và nôn,...

- Tinh thần: Sa sút trí nhớ, buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được trong công việc, học tập, lú lẫn, thiếu quyết đoán,..

- Qua hành vi: Khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút thuốc, nghiện ngập,...

- Dấu hiệu stress được thể hiện qua cảm xúc: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, sợ hãi, thất vọng, dễ nóng tính, bực tức, và thường xuyên khó chịu,...

Vì để trải qua, chống chịu được với stress chúng ta cần một nguồn năng lượng lớn để cung cấp năng lượng cho cơ thể tránh tình trạng kiệt quệ. Bất cứ ai bị căng thẳng hoặc lo lắng đều thường có xu hướng thích ăn những món đồ ăn nhanh, đồ ngọt,... không tốt cho sức khoẻ khi tiêu thụ với lượng lớn, nguy cơ dẫn đến bệnh béo phì và các bệnh liên quan. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn cải thiện đường ruột và hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại stress nặng.

1. Thực phẩm lành mạnh

Khi chúng ta căng thẳng, chúng ta rất dễ mắc phải những thói quen ăn uống không tốt để làm tê liệt hoặc giảm bớt cảm giác đau đớn hoặc lo lắng mà chúng ta có thể cảm thấy. Ăn uống khoa học là một cách giúp chúng ta giảm bớt lo lắng đồng thời cải thiện sức khoẻ đường ruột và hệ thống miễn dịch. Ăn đầy đủ các nhóm chất, không bỏ bữa, không ăn đồ ăn nhanh hoặc chất kích thích như rượu bia.

2. Tập thể dục để giảm căng thẳng

Khi bị căng thẳng, tập thể dục nhẹ nhàng giúp đầu óc tỉnh táo và cơ thể vận động rất có lợi. Điều quan trọng là không được trì trệ, hãy giữ cho cơ thể luôn hoạt động và vận động. Đi bộ là một cách tuyệt vời để giải tỏa tâm trí. Gần gũi với thiên nhiên cũng sẽ giúp giảm mức độ căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Khi cơ thể chúng ta chịu nhiều áp lực, tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên sẽ tốt cho tiêu hóa.

3. Ngủ và nghỉ ngơi để hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Khi bị căng thẳng, bạn có thể khó đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, đừng thúc ép bản thân quá mức và biết khi nào nên dừng lại và nghỉ ngơi. Hãy dành thời gian rảnh trong ngày để nghỉ ngơi hoặc thiền định. Làm điều này hàng ngày giúp chúng ta thư giãn và đầu óc minh mẫn.

4. Vitamin D giúp giảm căng thẳng

Phơi nắng trong thời gian ngắn để bổ sung vitamin D có thể giúp bạn cải thiện cảm xúc, giúp ngủ ngon hơn vào ban đêm và còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn . Nhớ là hãy tránh xa ánh sáng nhân tạo và đi dạo bên ngoài khi bạn có thể nhé. 

5. Thở

Bằng cách thở chậm lại và thở từ bụng chứ không phải phần trên của cơ thể, chúng ta có thể giảm mức độ căng thẳng trong cơ thể. Bài tập thở có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. Ngồi hoặc đứng, hít thở thư thái trong khi đi bộ hoặc chỉ nằm xuống và thực hiện thở sâu. Điều này giúp làm dịu hệ thần kinh và giúp đường ruột của chúng ta cũng được thư giãn.

6. Tìm kiếm sự hỗ trợ

Nếu bạn cảm thấy mình có vấn đề về đường ruột do nhiều nguyên nhân stress, hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ. Họ có thể chỉ cho bạn đi đúng hướng để giúp bạn kiểm soát được mức độ căng thẳng hoặc các vấn đề về tiêu hoá.

Nguồn Sưu tầm/Tổng hợp